Posts Tagged hien nga

Mùa xuân nói chuyện trồng cây

Hiền Nga

Nhân dịp mừng xuân Canh tý 1960, mừng Đảng ta tròn 30 tuổi Bác Hồ đã khởi xướng và phát động “Tết trồng cây”. Đây là một sáng kiến lớn với mong muốn làm cho đất nước mãi xanh tươi, giầu đẹp và cũng tạo ra một phong trào thi đua rất thiết thực, phù hợp với tình cảm truyền thống của nhân dân. Vì vậy, trong bài viết “Tết trồng cây” của Bác Hồ có đoạn: “Để kỷ niệm ngày thành lập Đảng, tất cả nhân dân mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt”. Tết trồng cây được Bác phát động khi nước nhà còn chia cắt hai miền, nên Bác dặn nhân dân miền Bắc: “Ta trồng cây cho ta và cho cả miền Nam nữa”. Bác Hồ dã gương mẫu thực hiện cuộc phát động, tết Canh tý 1960 Bác đã đi trồng cây tại công viên Hồ Bẩy mẫu (nay là Công viên Thống Nhất) với tinh thần “vui tết trồng cây”, nơi nơi phấn khởi, người người thi đua”. Kể từ đó, nhiều rừng cây, hàng cây “ơn Bác” đã mọc lên xanh tươi, đem lại bao nguồn lợi về sinh thái, môi trường, về kinh tế, về cảnh quan thiên nhiên… cho đất nước ta. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Bà tôi

Hiền Nga

Lúc còn nhỏ, nhiều lần được theo cha về quê nội, tôi rất ấn tượng với một người cha tôi gọi là thím, xưng con rất kính cẩn. Bà thường đon đả chạy ra ôm chầm lấy cha tôi và thốt lên: “Con đã về!”, rồi bà đột ngột đẩy bố tôi ra nhìn xem gầy hay béo. Tôi bẽn lẽn ôm chân bố lý nhí: “Cháu chào bà trẻ ạ!”. Bà bế tôi lên thơm vào má rồi tất bật tìm thứ gì cho tôi ăn, lúc thì quả cam, múi bưởi trong vườn nhà, khi thì tấm mía hay củ khoai luộc ngọt lịm… Ấn tượng của tôi về bà là một người phụ nữ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và rất giầu tình cảm. Gương mặt bà còn giữ lại được nhiều nét thanh tú của một thời xuân sắc, đôi mắt bồ câu đen láy, đôi môi ăn trầu cắn chỉ đỏ tươi… Bà nội tôi mất sớm nên mỗi khi về quê, tôi thường quấn quýt bên bà. Yêu quí bà nên xa tôi rất nhớ.

Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Góp thêm một cách hiểu câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Hiền Nga

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết trao đổi về câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trên mặt báo. Để trả lời câu hỏi “mặt chữ điền” là gương mặt của ai? Mặt cô gái hay chàng trai, cho đến này dường như vẫn chưa thật ngã ngũ một cách thỏa đáng. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Bách thuận, Vạn hòa

Dương Hiền Nga

Tôi sinh ra ở đồng bằng Bắc bộ, ngôi làng có cái tên rất đẹp: Bách thuận. Nơi đây ruộng đồng bát ngát, lúa xanh mượt mà, cò trắng bay lên mỗi sớm chiều thật thanh bình, yên ả. Sống ở làng cho đến năm lên 10, tôi theo cha mẹ lên Lào Cai xây dựng kinh tế mới. Xa làng rồi tôi mới hiểu thế nào là nỗi nhớ. Tôi nhớ vô cùng nơi chôn nhau cắt rốn; tôi nhớ những mái nhà quấn quýt khói lam chiều bên lũy tre xanh. Tôi nhớ khoảng trời sân nhỏ có vại nước mưa hứng từ cây cau, sáng ra hoa cau rụng xuống như sao rơi là nơi tôi chập chững những bước đi đầu tiên; tôi nhớ con đường làng 10 năm qua in dấu chân tuổi thơ. Có lúc tôi đã rơm rớm nước mắt khi mẹ nhắc đến lũ bạn chăn trâu, đào dế ở quê… Read the rest of this entry »

Comments (9)

Vườn quê trong hồn người

Dương Hiền Nga

Với những cư dân của nền văn minh lúa nước, mảnh vườn là nơi gần gũi thân thiết từ thuở ấu thơ, nơi lưu giữ bao kỷ niệm  êm đềm. Khi xa rồi, vườn chính là quê hương, là đất nước, là hồn quê trong tâm khảm mỗi con người. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng – trang sử vàng oanh liệt

Dương Hiền Nga

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với sáu quận của Trung Quốc thành châu Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu ( Thuận Thành- Bắc Ninh ). Đứng đầu châu là Thứ Sử, đứng đầu mỗi quận là Thái Thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán, dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Thảo thơm hạt gạo Mường Lò

Dương Hiền Nga

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách. Cơn mưa nào đêm qua khiến rừng cây tươi tắn lạ thường, đỉnh núi xa thấp thoáng những dòng thác bạc như đổ từ trên trời xuống khiến ta tưởng thấy thác núi Lư trong thơ Lý Bạch đời Đường: “Thác bay thẳng xuống ba nghìn thước/ Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây…”. Read the rest of this entry »

Comments (1)

Hơi thở mùa xuân

Dương Hiền Nga

Vẫn biết rằng xuân sẽ đến nhưng sao ta vẫn cứ chờ, cứ đợi. Ta đợi hoa đào, hoa ban, ta đợi cánh én từ phương nam xa xôi trở về quê hương xây tổ ấm, ta đợi chuyến tàu đang từ ga Mùa Đông đi tới ga Mùa Xuân đón ta vào hành trình mùa xuân… Dù đang hoa niên hay đã trung niên ta vẫn không khỏi bồn chồn mong đợi thấp thỏm; để rồi sau một thoáng chợp mắt, ta giật mình trước làn mưa bụi nghiêng bay trong gió, rắc cườm trên chồi biếc non tơ, cơn gió còn thoảng hơi sương nhưng nồng nàn hơi ấm mơn man trên mái tóc khiến trái tim ta bồi hồi bối rối. Mùa xuân đấy ư? Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Sắc thắm hoa ban đỏ

Dương Hiền Nga

Đất trời Tây Bắc bốn mùa đều xanh tươi một vẻ đẹp rất riêng, xanh đến ấm áp và rạo rực, nhưng đẹp và ấn tượng nhất là mùa xuân và mùa thu, bởi lẽ Tây Bắc hai mùa này đều có hoa ban nở. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Hoa tím hồn quê

Dương Hiền Nga

Không biết ai đã mang giống cây ô rô về trồng ở quê tôi tự bao giờ. Miền trung du quê tôi đất đá ong cằn cỗi, vậy mà ô rô xanh tốt từ năm này qua năm khác. Mầu xanh biếc khiêm nhường tỏa ra từ hàng rào bao quanh những nếp nhà mái cọ hiền lành. Mầu xanh viền theo những con đường làng đã trở nên thân thiết với tuổi thơ tôi. Sau này mỗi lần về thăm quê, ánh mắt mới chạm vào hàng ô rô dịu dàng hoa tím, là bước chân lại tự nhiên sải gấp và lồng ngực rộn lên bồi hồi khó tả. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Older Posts »