Archive for Văn minh lạc Hồng

Phát hiện lại Việt Nhân Ca (越人歌)

Đỗ Thanh

Việt nhân ca quá nổi tiếng. Sau khi được đưa vào phim và hát thì nổi lên phong trào tìm hiểu Việt nhân ca trong dân gian chứ không còn là chuyện của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa. Nổi tiếng vì có thể nói đó là bài thơ tình đầu tiên, bài dân ca xuất hiện sớm nhất được ghi nhận trọn vẹn, cách nay khoảng 2800 năm…
Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Hàng hải nước Việt xưa

Vũ Hữu San

KHOẢNG TRỐNG VĂN HỌC DÂN TA: NHỮNG THÀNH TÍCH HÀNG HẢI

1 – Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân

Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu hết đều ca tụng những chiến công hiển hách của của tiền nhân.

Tuy vậy, qua hàng trăm, ngàn bài diễn văn người ta chưa thấy hoạt động hàng hải của tổ tiên được nhắc nhở tới. Trong những công trình dựng Nước, mở Nước, giữ Nước trên vùng đất nước quê hương mà sông biển bao trùm khắp nơi, sự hy sinh vì nghĩa vụ với “thân xác tử sĩ chìm theo sóng nước” nhiều hơn số người “da ngựa bọc thây”. Cũng ít ai từng nhắc tới công lao người chiến binh suốt những năm tháng dài đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương gió ngoài khơi để bảo vệ hải biên, giữ gìn an ninh cho hệ thống đường thủy, hay khuyếch trương hải thương mong cho nước giàu, dân mạnh… Và tuyệt nhiên, chưa bao giờ có ai nhắc nhở tới thành tích hiển hách mà chúng tôi xin kể sau đây: những chuyến đi xuyên dương nhiều ngàn năm trước của tiền nhân Việt tộc.

Read the rest of this entry »

Comments (2)

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Ngôi đền thờ thầy giáo cổ nhất Việt Nam

Trần Vân Hạc

Đó là một ngôi miếu cổ trên một quả đồi nhỏ thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, nơi tương truyền thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, đời Hùng Vương thứ 18, dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đấy là ngôi đền thờ thầy cô giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và đền Thiên Cổ, đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử.
Photobucket
PhotobucketPhotobucket
PhotobucketPhotobucket

Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Đàn Xã tắc thờ ai ?

Hà văn Thùy

Nói về Đàn Xã tắc, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi: “Là một trong các loại đàn tế cổ, đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất, ) và Tắc thần (tức Thần Nông, ) – hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ Điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (….). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết “Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô VN và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc”. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Ðồ Ðồng Cổ Ðông Sơn

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên

Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi đá vôi và phiến thạch, phát hiện một số công cụ và vũ khí cổ bằng đồng. Ðịa điểm này thuộc làng Ðông Sơn huyện Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã Thanh Hóa 4,650m về phía Bắc – Ðông bắc. Sau đó các nhà nghiên cứu đã khai quật và sưu tầm hàng trăm cổ vật thuộc nhiều loại hình hiện vật khác nhau: công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang trí và tượng mỹ thuật. Thuật ngữ Văn hóa Ðông Sơn xuất hiện và nổi tiếng từ giai đoạn này. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Tìm lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hoá

Hà Văn Thùy

Ảnh bên: đầu chim (Việt?) bằng đồng, khoảng 5600 TCN (Bảo tàng Di chỉ Sanxingdui ở Trung quốc)

Từ thư tịch Trung Hoa, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiền sử người Việt chia làm 3 thời kỳ sau: Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Hệ thống giáo dục thời Hùng Vương phần 3

ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ
Chữ của thời HùngVương là loại chữ gì ? chắc chắn không phảichữ Hán vàcó trước chữ Hán.Trong thời phong kiến, mặc dù Nho học đãchiếm vị tríđộc tôn, chữ Nhođã trở thành văn tự chính thức của Quốcgia, nhưng nhiềutrí thức dântộc vẫn không ngừng tìm kiếm một thứ chữcổ của cha ông.
Gần đây,trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do ViệnVănhoá innăm 1986, tác giả Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng nhiều dân tộctrongBáchViệt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghitiếng dântộcmình. Như vậy, dân tôc Kinh- Việt lại không còn văn bảnhay sao? Đúnglàtài liệu của ta vừa bị giặc nước huỷ diệt, vừa bị takhông biết cáchbảotồn, thí dụ một  tài liệu về chữ Việt cổ của giađình cụ Lê HuyNghiệmcũng mới bị mất sau cách mạng Tháng Tám.

Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hoá mở đầu cho các văn hoá Tiền Đông Sơn trên lưu vực Sông Hồng, Việt Nam; phân bố chủ yếu trên vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ thuộc sơ kìthời đại đồ đồng, niên đại trong khoảng 3.500 – 4.000 năm cách ngày nay. Cho đến nay đã phát hiện được hàng mấy chục di tích cư  trú, côngxưởng chế tác đồ đá và mộ táng, trong đó có những di tích tiêu biểu như Phùng Nguyên, Xóm Rền, Gò Bông, An Đạo, Nghĩa Lập, Đồng Đậu (lớp vănhoá dưới), Lũng Hoà, Chùa Gio, Văn Điển, Bãi Tự, vv.

Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Văn Hóa Đồng Đậu

văn hoá tiếp nối văn hoá Phùng Nguyên trong hệ thống văn hoá Tiền Đông Sơn của Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song có phần rộng hơn văn hoá Phùng Nguyên chút ít. Ngoài di tích Đồng Đậu, văn hoá này còn có một số di tích tiêu biểu như  Gò Diễn, Mã Lao, Nội Gan, Thành Dền, Đồng Dền, Bãi Mèn, Đình Tràng (lớp dưới), Tiên Hội, Đông Lâm (lớp dưới), vv. Đồ đá có rìu bôn hình tứ giác, phổ biến loại dài mỏng. Đồ trang sức phổ biến loại vòng lớn, mặt cắt ngang hình tam giác và hình chữ D, được xem là loại vòng đặc trưng của VHĐĐ, hoa tai gần tròn 4 mấu, ống chuỗi hình gối quạ, vv. Read the rest of this entry »

Leave a Comment

Older Posts »